[SUNWG] Tổng hợp can thiệp dinh dưỡng DTTS

Dinh Dai Nguyen dinhdai at mcnv.vn
Tue Feb 18 12:50:54 +07 2020


Dear Chị Dương và anh Vũ,

MCNV xin gửi góp ý về thông tin về các mô hình can thiệp suy dinh dưỡng do
MCNV và đối tác thực hiện tại khu vực miền núi huyện Đồng Xuân - tỉnh Phú
Yên. Chiều nay MCNV không tham dự cuộc họp được, chúc mọi người có cuộc họp
tốt.

Cảm ơn các Anh Chị,
Đại

*GÓP Ý CỦA MCNV VỀ CÁC CAN THIỆP DINH DƯỠNG CHO NHÓM ĐỒNG BÀO DTTS*

*Thực trạng:* Theo khảo sát của MCNV, trong số 373 trẻ em dưới 5 tuổi dân
tộc Ba Na và Chăm, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, tỷ lệ trẻ ăn đủ 4 nhóm
thực phẩm chỉ đạt 4,6%, thiếu khẩu phần ăn dinh dưỡng là thách thức lớn
trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi. Mô
hình nông nghiệp hiện tại tập trung vào 2 cây hàng hóa chính là mía và sắn.
Sự biến động của thị trường, giá đầu vào ngày càng tăng, dịch bệnh và khô
hạn kéo dài làm cho thu nhập từ cây hàng hóa ngày càng thấp dẫn đến tình
trạng mấy an ninh lương thực cấp hộ gia đình rất cao, trong số 343 hộ khảo
sát chỉ có 11,5% hộ đạt an ninh lương thực (công cụ dánh giá FIES của tổ
chức FAO). Các khu vực vườn hộ gia đình hoặc là không sử dụng hoặc chỉ
trồng cây thuốc lá và một ít rau, cà. Người dân thường chú trọng vào chăn
nuôi vật nuôi lớn như bò, dê và heo nhằm phục vụ cho các nhu cầu đầu tư
lớn. Chăm sóc khẩu phần ăn cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Buối sáng các
gia đình thường nấu cơm để người lớn ăn sau đó mang đi rẩy cho buổi trưa.
Trẻ em hoặc ăn cùng khẩu phần ăn với người lớn hoặc ăn các thức ăn khô mua
tại các quán ở địa phương (các loại bánh, oishi)  hoặc mua thức ăn do xe
máy bán hàng lưu động như xôi, bánh mì khô. Giá trị bữa ăn sáng của trẻ tại
các cộng đồng này khoảng 5.000đ. Buổi trưa các trẻ ăn thức ăn bố mẹ để dành
từ buổi sáng.

Nhằm cải thiện thực trạng thiếu khẩu phần ăn đặc biết đối với trẻ em, Phòng
NN&PTNT, Trung tâm Y tế huyện Đồng Xuân và MCNV hợp tác triển khai một số
mô hình. Các mô hình này bước đầu cho thấy hiệu quả và có khả năng nhân
rộng, các quan sát ban đầu gồm i) cộng đồng có đủ khả năng để duy trì, ii)
bỏ sung được nguồn thực phẩm tại chổ và iii) tác động đến hành vi trong
chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em của người dân

*1) Mô hình nuôi 15 gà giống đẻ trứng:* Chi phí đầu tư 3,5 triệu đồng cho
gà giống để trứng, thuốc thú ý, giống cây chè đại làm thức ăn chăn nuôi và
vật tư làm chuồng trại; Hộ gia đình đóng góp công và vật liệu làm chuồng
trại.

*2) Mô hình nuôi 100 chim cút thả vườn kết hợp nuôi trùn quế hoặc nuôi dế
làm thức ăn chăn nuôi:* Chi phí đầu tư 5 triệu đồng cho con giống, thuốc
thú ý, thức ăn ban đầu, vật tư làm chuồng trại; Hộ gia đình đóng góp công
và một số vật liệu làm chuồng trại

*3) Mô hình cháo dinh dưỡng tại các thôn vùng xa:*

- Lựa chọn các tư nhân/phụ nữ có nhu cầu và khả năng kinh doanh trong cộng
đồng để hỗ trợ mở các quán cháo dinh dưỡng và kết hợp các quán buôn bán tạp
hóa. Các quán cos thể kết hợp bán thực phẩm cho người lớn như bún, cháo
lòng nhằm có tạo nguồn thu để duy trì.

- Các chủ quán được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến thực
phẩm dinh dưỡng;

- Mức đầu tư cơ sở vật chất ban đầu: 10 triệu đồng cho các trang thiết bị
thiết yếu như tủ lạnh, bàn ghế, các dụng cụ nấu ăn. Hộ gia đình đóng góp
các đầu tư khác và nguồn vốn kinh doanh.

*Hình thức kinh doanh:*

- Quán bán các sản phẩm cho trẻ em và người lớn như cháo dinh dưỡng, bún,
cháo lòng. Giá bán theo tình hình thu nhập của địa phương. Khẩu phần ăn
người lớn khoảng 10.000đ và trẻ em 5.000 – 7.000đ

- Ngoài ra Quán hợp đồng với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo để
cung cấp các sản phẩm cháo dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng và, bữa ăn học
đường cho trẻ mẫu giáo tại các điểm trường chưa có bán trú.

*Bằng chứng: *

-          Các mô hình nông nghiệp tạo ra trung bình 5 quả trứng gà/1 ngày
và 30 trứng cút/ngày, đây là nguồn thực phẩm bổ sung khẩu phần ăn tại hộ
gia đình đặc biệt là cho trẻ em.

-          Tại xã Đa Lộc – huyện Đồng Xuân, sau khi dự án kết thúc, quán
cháo dinh dưỡng tiếp tục bán các sản phẩm như cháo dinh dưỡng, bún, bánh
canh cho trẻ em và người dân trong thôn.

-          Khẩu phần ăn tác động đến giảm tỷ lệ SDD cân nặng giữa khu vực
có dự án so với khu vực không có dự án, đối với thay đổi trong SDD chiều
cao dự án chưa có bằng chứng và sẽ đánh giá vào cuối 2020.

Nguyen Dinh Dai
Chief of Office - MCNV Office in Central Vietnam


Block 3, Dong Luong ward, Dong Ha city, Quang Tri province
E:   dinhdai at mcnv.vn <hongvan at mcnv.vn>
T:   +84 (0)233 3566 228

M: +84  914 444 135

W: www.mcnv.org


Vào Th 4, 12 thg 2, 2020 vào lúc 16:31 Duong (A&T) Vu <vduong at fhi360.org>
đã viết:

> Dear các anh chị:
>
> Đính kèm là outline Dự án Dinh dưỡng trong CTMTQG 2021 - 2025 mà nhóm cần
> thống nhất để khuyến nghị cho CEMA. Kính mong anh chị giúp chuẩn bị thông
> tin từ kinh nghiệm của tổ chức mình:
>
>    - Can thiệp dinh dưỡng nào hiệu quả cho nhóm DTTS
>    - Bằng chứng (từ đánh giá dự án)
>    - Chi phí triển khai can thiệp
>
> Cảm ơn anh Vũ nhận lời facilitate và Minh HKI giúp tổng hợp. Hẹn anh chị
> 2h chiều thứ 3 (18/2) tới.
>
> Best,
> Dương
>
-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: http://ngocentre.org.vn/pipermail/ingosunwg/attachments/20200218/92fe9a03/attachment-0001.html 


More information about the ingosunwg mailing list